tin tức hoạt động
Ngày: 06/09/2018 | 10:38
Tuyên dương, động viên học sinh đỗ thủ khoa và á khoa khi thi đầu vào trường của chúng ta.
Ngày: 23/08/2015 | 11:08
Anh Phan Đình Thư tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội khóa II nhiệm kỳ 2015 - 2020.
fanpage - facebook
Chi tiết tin tức
Dâng hoa nhân ngày giỗ Trạng nguyên MĐC
Đăng lúc: 01-04-2015 01:06:51 PM - Đã xem: 3589
Nhân ngày lễ giỗ viễn tổ họ mạc Việt Nam - Kiến thuỷ khâm minh văn hoàng đế - Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, ngày 10/02/1346 Bính Thân - 10/02/2015 Ất Mùi - Quan văn 3 đời vua nhà Trần 1304 – 1339.
Ngày 10/02/2015 Ất Mùi tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Nam Sách – Hải Dương, BCH Hội Cựu Học Sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Nam Sách – Hải Dương, Khu Vực Phía Nam đã gửi lẵng hoa dâng hương lên tượng đài Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi tri ân nhân ngày truyền thống xây dựng và trưởng thành trường THPT Mạc Đĩnh Chi từ năm 1979 đến nay đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho quê hương, đất nước.
Cùng ngày tại Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, 92 Dương Khuê, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, TP.HCM ( Đền được thành lập từ năm 1964) đại diện BCH Hội Cựu Học Sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Nam Sách – Hải Dương, Khu Vực Phía Nam đã đến dâng hương nơi thờ "Hiển thánh Trần triều Hưng Đạo Đại Vương linh từ”, thờ gia thần Trần Hưng Đạo, thờ quan võ thượng tướng công Phạm Ngũ Lão, thờ quan văn triều Trần lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thể hiện lòng tri ân và phát huy đạo lý uống nước nhớ nguồn, cầu cho quốc thái dân an !
Người ta sống có nhiều nơi để đến. Nhưng chỉ có một nơi để trở về. Đó là quê hương, là dòng họ-nơi tổ tiên mình sinh ra. Truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam là một nền đạo lý uống nước nhớ nguồn. Nhờ vậy dân tộc Việt Nam ở miền nào cũng gìn giữ được bản sắc của mình trải qua 4000 năm văn hiến. Dòng họ Mạc Việt Nam cũng hình thành và tồn tại trong bối cảnh lịch sử đó.
Sống trong truyền thống đạo lý “Ăn quả nhớ người trồng cây, uống nước nhớ đến cội nguồn” mà nền văn hoá dân tộc Việt Nam chúng ta đã truyền lưu qua bao thế hệ, cho nên mọi người dòng họ Việt Nam nói riêng, các dân tộc Việt Nam nói chung ai ai cũng tự hào, kính yêuvà nhớ đến công ơn sinh thành, tạo dựng của quốc tổ và viễn tổ họ mình.
Viễn tổ họ Mạc Việt Nam Mạc Đĩnh Chi(1272-1346), tên thật là Tiết Phu, vốn người Lan Khê, huyện Bình Hà, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sau đó dời đến làng Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Mạc Đĩnh Chi sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, nhưng không may cha mất sớm, gia cảnh bần hàn. Bù vào những thiệt thòi đó là sự thông minh xuất chúng của Mạc Đĩnh Chi và bà mẹ ông là người có tâm hồn lớn, rất thương yêu con, tần tảo nuôi con ăn học đến nơi đến chốn, một phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Đến tuổi đi học, Mạc Đĩnh Chi tỏ ra mẫn tiệp, học một biết mười, có tư chất thông minh hơn người. Đến kỳ thi đại khoa năm Hưng Long 12(1304) ông đỗ đầu đệ nhất giáp, tức trạng nguyên. Năm 1308 Mạc Đĩnh Chi với tài năng và đạo đức của mình ông đã giành được sự tin cậy của triều Trần, lần đầu tiên ông được vua Trần Anh Tông cử đi sứ nhà Nguyên, Mạc Đĩnh Chi đã không hổ danh là một tân trạng nguyên của Đại Việt với khí phách kiên cương, tinh thần tự tôn tự hào dân tộc vì tài năng văn chương ứng đối mẫn tiệp trước các quan đại thần của triều Nguyên khiến cho vua quan triều Nguyên rất vị nể và thần phục, phong cho học vị Lưỡng quốc trạng nguyên và được sứ thần triều Nguyên ghi chép rất trân trọng vào bộ chính sử quốc gia. Năm 1324, dù đã gần 60 tuổi, Mạc Đĩnh Chi được vua Trần Minh Tông tin tưởng cử đi sứ nhà Nguyên lần thứ hai, điều này chứng tỏ mức độ tin cậy tuyệt đối của vương triều Trần với Mạc Đĩnh Chi và ông đã hoàn thành xuất sắc trọng trách của một sứ thần, chính nhờ có sự giao tiếp đắc nghi giúp sức nên trong khoảng hơn 100 năm ngăn được sự nhòm ngó của Trung Quốc, mà tăng thanh danh cho văn hiến nước nhà.
Mạc Đĩnh Chi làm quan và hoạt động dưới 3 triều vua nhà Trần, vua Trần Anh Tông (1293-1314), vua Trần Minh Tông(1314-1329), vua Trần Hiến Tông(1329-1341). Tuy làm quan nhưng Mạc Đĩnh Chi có tiếng là liêm khiết. ông sống giản dị, lạc quan, mang hết tâm lực và trách nhiệm của mình để phục vụ đất nước. Năm 1339 Mạc Đĩnh Chi về tri sĩ, được phong tước hầu !.
Nhân dân Việt Nam tự hào, kính yêu Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Danh Nhân Văn Hoá Dân Tộc Việt Nam - Thượng quan triều Trần có nhiều cống hiến cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Các bài viết khác
- Tặng hoa chúc mừng khai giảng năm học 2018-2019 (06.09.2018)
- Tuyên dương, động viên học sinh đỗ thủ khoa và á khoa khi thi đầu vào trường của chúng ta. (06.09.2018)
- Thư mời họp mặt năm 2018 (21.07.2018)
- Chúc mừng trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Quận 6, Tp. HCM. (05.02.2018)
- Toàn văn bài phát biểu của thầy Hoàng Văn Toàn, nguyên phó HT (15.08.2017)